Nhiều học sinh bị cay mắt, mẩn ngứa sau khi trường phun thuốc diệt muỗi

Một số học sinh trường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội, bỗng nhiên cay mắt, mẩn ngứa, nghi do dị ứng hóa chất diệt muỗi.

Theo lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Quang Trung, chiều 11/8 trường tiến hành phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết. Sau một ngày đêm được phun thuốc, trường đã tổ chức vệ sinh toàn bộ lớp học. Sáng 14/8, một số học sinh đến trường bỗng nhiên thấy cay mắt, ngứa, nổi mẩn da, nguyên nhân có thể do bị dị ứng thuốc diệt muỗi. 10 em được cô giáo cho nghỉ học buổi chiều.
nhieu-hoc-sinh-bi-cay-mat-mn-ngua-sau-khi-truong-phun-thuoc-diet-muoi
Một số học sinh trường Quang Trung cay mắt, mẩn ngứa sau khi trường phun thuốc diệt muỗi. Ảnh: P.T.
Trường đã gửi thông báo tới toàn thể phụ huynh về sự việc, kèm theo hướng dẫn bố mẹ dùng thuốc nhỏ mắt cho con, chườm đá nếu bị ngứa. Trong trường hợp nổi mẩn mề đay thì cho uống thuốc dị ứng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, việc dị ứng thuốc diệt muỗi có thể xảy ra với trẻ có cơ địa nhạy cảm dị ứng. Hóa chất dùng để phun diệt muỗi đều là loại được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn, thời gian cách ly tối thiểu từ một đến hai giờ, vì thế người dân không nên quá lo lắng.
Sau khi phun thuốc diệt muỗi, cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là có thể vào nhà. Người bệnh đường hô hấp, cơ địa dị ứng hoặc trẻ nhỏ dễ bị kích ứng (có thể bị ho) nên tránh khỏi nơi phun thuốc lâu hơn 2-3 giờ.
Hiện Bộ Y tế cho phép lưu hành 3 hóa chất diệt muỗi gồm deltamethrine, permethrine và malathion. Khi có ổ dịch thì đàn muỗi tại khu vực dịch nhiễm virus dengue, vì thế cần phun thuốc để diệt nguồn gây bệnh, không cho đốt người lành để truyền bệnh. Khi diệt muỗi trong phạm vi gia đình, người dân nên tham khảo ý kiến của các nhà côn trùng học hoặc liên hệ với khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm hay dịch tễ của Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, tỉnh để được hướng dẫn.

0 comments: